Nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức hay còn gọi tắt FII là một đại diện pháp nhân lựa chọn tài sản ở các nước khác để đầu tư. Khi nói "tài sản nước ngoài" tức chúng tôi muốn đề cập đến các tài sản đầu tư thuộc về các công ty tại các quốc gia không phải đất nước sở tại của nhà đầu tư. Vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và thị trường tài chính của mọi quốc gia.
Trong bài viết chia sẻ này, chúng ta sẽ cùng thảo luận lý do tại sao loại vốn đầu tư này lại quan trọng, trên thế giới tồn tại những loại FII nào, ví dụ minh họa nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức v.v...
Như đã trình bày ở trên, các nhà đầu tư nước ngoài FII đóng một vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế và thị trường tài chính. Họ thường đầu tư qua các quỹ tương hỗ, ngân hàng đầu tư hay các tổ chức lớn rót một lượng vốn khổng lồ để đầu tư vào các thị trường mới nổi như Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Những nhà đầu tư cỡ bự mua cổ phiếu do các công ty nước ngoài phát hành và điều này chắc chắn sẽ tạo ra sóng xu hướng trên thị trường.
Một mặt, nhà đầu tư nước ngoài FII rót vốn sẽ khuyến khích đầu tư trong nước. Mặt khác, họ còn mang lại nhiều yếu tố xúc tác cho sự phát triển của thị trường. Theo cơ quan quản lý thị trường SEBI, hiện đã có 1450 nhà đầu tư nước ngoài có tổ chức đăng ký đầu tư chính thức.
Để hiểu được cách thức hoạt động của các khoản đầu tư nước ngoài có tổ chức, nhà đầu tư chỉ cần điểm qua một số đặc trưng quan trọng:
Giả sử một quỹ tương hỗ đặt trụ sở tại Hoa Kỳ phát hiện ra một công ty Ấn Độ sở hữu nhiều cơ hội đầu tư tiềm năng đang tăng trưởng mạnh. Thế là quỹ tại Hoa Kỳ bèn đánh giá công ty đó có tiềm năng để vào một vị thế mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Ấn Độ. Như vậy, các nhà đầu tư Hoa Kỳ không chỉ được nắm giữ cổ phiếu trực tiếp từ công ty phát hành mà còn đóng góp vào sự tăng trưởng của nền kinh tế Ấn Độ cũng như sở hữu vốn đầu tư trong một quỹ tương hỗ.
Ấn Độ không phải là thị trường hấp dẫn duy nhất đối với nguồn vốn FII. Trung Quốc cũng đã chứng tỏ mình là một điểm đến tiềm năng khác cho nhiều khoản đầu tư có tổ chức từ nước ngoài. Bên cạnh đó, chính phủ Trung Quốc còn triển khai một số chính sách nhằm thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài hơn nữa bằng cách loại bỏ giới hạn khối lượng cổ phiếu và trái phiếu quốc gia mà nhà đầu tư FII có thể mua.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.