Lý thuyết Dow chỉ là một trong số rất nhiều công cụ hỗ trợ nhà giao dịch ngày nay có thể sử dụng khi tiến hành phân tích kỹ thuật. Với các mô hình và biểu đồ giá, lý thuyết Dow tạo nên nền tảng hiệu quả giúp nhà đầu tư tổng hợp mọi dữ liệu cần thiết về giá cả và biến động thị trường.
Mặc dù trên thực tế, nhiều nhà giao dịch theo trường phái kỹ thuật đã điều chỉnh phương pháp đưa ra quyết định giao dịch nhưng một số lý thuyết ban đầu được phát kiến cách đây nhiều thập kỷ vẫn còn rất hữu ích. Và lý thuyết Dow chắc chắn là một trong số đó. Trong nội dung bài viết này, ta sẽ cùng phân tích các nguyên lý quan trọng của lý thuyết cũng như cách ứng dụng lý thuyết Dow trong giao dịch.
Lý thuyết được đặt theo tên nhà sáng lập Charles Dow, người được xem là đã phát minh ra lý thuyết vào năm 1900 sau quá trình dày công nghiên cứu nhiều bài viết học thuật và tài liệu giao dịch. Tuy nhiên, không may là ngài Dow đã qua đời trước khi hoàn thành công trình của mình, và lý thuyết này sau đó được chuyên gia Robert Rhea phát triển thêm rồi công bố trước công chúng vào năm 1932.
Vậy lý thuyết Dow là gì và lý thuyết này hoạt động như thế nào? Bộ nguyên lý Dow chỉ ra cho nhà đầu tư cách sử dụng thị trường chứng khoán để tạo ra dữ liệu hữu ích, ví dụ như sức mạnh môi trường kinh doanh. Rất nhiều khả năng lý thuyết Dow chính là công trình nghiên cứu đầu tiên đưa ra khái niệm thị trường di chuyển theo xu hướng. Dù nhiều thập kỷ đã trôi qua kể từ khi lý thuyết ra đời nhưng các nguyên lý của nó vẫn giữ nguyên được giá trị cho đến hôm nay:
Nguyên tắc số 1 này khá đơn giản. Nguyên tắc cho rằng mọi tin tức thị trường và dữ liệu kinh tế đều đã được thể hiện trên thị trường chứng khoán. Tất cả những gì nhà đầu tư cần làm chỉ là phát hiện ra chúng mà thôi. Các chỉ số thị trường và giá cổ phiếu cho biết nhiều dữ liệu kinh tế - tài chính đa dạng như báo cáo lợi nhuận công ty, mức tăng giảm lạm phát, tâm lý nhà đầu tư v.v...
Ta chỉ cần xác định thị trường biến động theo 3 xu hướng chính như sau:
Theo lý thuyết Dow, tất cả các xu hướng đều có 3 giai đoạn. 3 giai đoạn đó bao gồm:
Lý thuyết cho rằng tất cả các chỉ số thị trường đều xác nhận lẫn nhau và cùng phản ánh cùng một quan điểm. Nếu một chỉ số di chuyển theo hướng tăng lên (ví dụ Sensex) thì các chỉ số khác cũng sẽ tăng theo.
Khối lượng giao dịch tăng giảm tương quan với thị trường chứng khoán. Nguyên lý hoạt động như sau: khối lượng giao dịch tăng trong một xu hướng tăng giá dẫn đến giá tăng và ngược lại.
Luôn chú ý rằng mọi xu hướng vẫn sẽ tiếp tục kéo dài trừ phi nhà đầu tư phát hiện một tín hiệu đảo chiều rất mạnh. Nói cách khác, ta nên tránh bị tác động bởi độ nhiễu thị trường và đưa ra quyết định giao dịch dựa trên phân tích thị trường kỹ càng và chuyên sâu.
Lý thuyết Dow được công bố cách đây đã hơn một thế kỷ. Tuy nhiên lý thuyết vẫn luôn mang đến những kiến thức bổ ích cho nhà đầu tư giúp anh em phản ứng đúng cách với biện động thị trường. Nắm vững lý thuyết Dow cho phép bạn dễ dàng phát hiện và tận dụng triệt để các xu hướng thị trường nhanh lẹ hơn với độ chính xác cao hơn.
Bài viết này không chứa và không nên được hiểu là chứa lời khuyên đầu tư, khuyến nghị đầu tư, đề nghị hoặc chào mời cho bất kỳ giao dịch nào trong các công cụ tài chính. Trước khi đưa ra bất kỳ quyết định đầu tư nào, bạn nên tìm kiếm lời khuyên từ các cố vấn tài chính độc lập để đảm bảo bạn hiểu được các rủi ro.